Tổng quan về Khoa Tài nguyên - Môi trường

29/08/2023 09:39:12 | Người đăng tin: tnthuy

1. Giới thiệu chung

Khoa TNMT là một trong những Khoa thuộc ĐHKG, được thành lập theo Quyết định số 02/QĐ-ĐHKG ngày 15/01/2015 của Hiệu trưởng Trường ĐHKG. Khoa TNMT có nhiệm vụ đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH.

Trong giai đoạn đào tạo khóa SV đầu tiên của ngành QLTNMT, Khoa TNMT là một Khoa thành viên của Trường ĐHKG với chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo ĐH, sau ĐH và NCKH về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cung cấp nguồn nhân lực trong và ngoài nước về chuyên ngành đào tạo.

Cơ cấu tổ chức của Khoa TNMT hiện nay có 02 bộ môn bao gồm Bộ môn Môi trường và Bộ môn Tài nguyên, ngoài ra, còn có Công đoàn và Đoàn thanh niên được mô tả trong Hình 1.1

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khoa TNMT

STT

Họ và tên

Học hàm/học vị

Chức vụ

1

Danh Mô

Tiến sĩ

Trưởng Khoa

2

Đặng Thị Hồng Ngọc

Thạc sĩ

P. Trưởng Khoa
P.Trưởng bộ môn

3

Bùi Xuân Khanh

Thạc sĩ

P.Trưởng bộ môn

4

Ngô Thị Hiểu

Thạc sĩ

GV

5

Ngô Trọng Nghĩa

Tiến sĩ

GV

6

Nguyễn Thị Kim Phước

Thạc sĩ

Tổ trường TCĐ, GV

7

Nguyễn Thị Ngọc Trang

Thạc sĩ

GV

8

Hồ Vũ Khanh

Thạc sĩ

GV

9

Tạ Ngọc Thiện Huy

Thạc sĩ

GV

10

Thái Thành Lượm

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

GVCC

11

Vũ Văn Long

Tiến sĩ

GV

12

Tạ Ngọc Nhung

Thạc sĩ

Bí Thư Đoàn Khoa

13

Trần Hồng Điệp

Thạc sĩ

GV

14

Vũ Hoàng Lân

Tiến sĩ

GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 1.1. Danh sách CBGV thuộc Khoa

Hiện nay, Khoa TNMT đang vận hành 02 CTĐT hệ Đại học Công nghệ kỹ thuật Môi trường và QLTNMT, đến 2022 Khoa đã và đang đào tạo 4 khóa ĐH chính quy ngành QLTNMT. CTĐT ngành QLTNMT được thiết kế đảm bảo NH được cung cấp thông tin, kiến thức, được rèn luyện phương pháp tư duy cũng như các kỹ năng tác nghiệp, các kỹ năng mềm thông qua các học phần mang tính liên ngành và chuyên sâu, phù hợp với các CTĐT trong và ngoài nước.

Khoa TNMT có 2 phòng thí nghiệm riêng (Phòng thí nghiệm cơ bản và Phòng thí nghiệm nâng cao) với trang thiết bị được đầu tư nâng cấp hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và HTQT, NCKH đã trở thành hoạt động bắt buộc của GV và SV trong Khoa. Số CB cơ hữu của Khoa tính đến nay đã chủ trì/ tham gia nhiều đề tài NCKH gồm: 01 đề tài cấp Quốc Gia,  06 đề tài cấp Bộ, 14 đề tài cấp Trường và tương đương. Xuất bản 15 giáo trình/sách phục vụ đào tạo có ISBN, 35 giáo trình lưu hành nội bộ, 106 bài báo khoa học có ISSN, trong đó có khoảng 30 bài trong các tạp chí uy tín thế giới (Wos/Scopus). Đề tài NCKH cấp Khoa có 08 đề tài. Kết quả đề tài nghiên cứu các cấp của GV trong Khoa đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo và phục vụ xã hội. Để tạo sự giao lưu trao đổi học thuật giữa GV-GV, GV-SV, SV-SV Khoa thường xuyên tổ chức hội thảo cấp Khoa với sự tham gia của GV trong và ngoài Trường, hoạt động dành cho SV như CLB học thuật chuyên ngành mục đích nhằm trao đổi, tăng khả năng học tập, NCKH của SV.

Khoa TNMT luôn quan tâm đến xây dựng môi trường để SV chủ động học tập và rèn luyện, tạo cơ hội tiếp thu tối đa những kiến thức trong quá trình đào tạo và tự đào tạo. Khoa có các bộ phận trợ lý, CVHT, cùng với đoàn thanh niên luôn đồng hành và hỗ

trợ các SV trong suốt quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện cả về phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như các kỹ năng khác. SV theo học tại Khoa được hỗ trợ chỗ ở, hỗ trợ thông tin về địa chỉ việc làm, thực tập, thực tế và các tư vấn khác nếu có nhu cầu.

Nhằm điều chỉnh các CTĐT phù hợp với thực tiễn xã hội, Khoa thường xuyên trao đổi với các nhà tuyển dụng, SV và cựu SV thông qua những buổi trao đổi GV-nhà tuyển dụng, sinh hoạt đầu khóa, sinh hoạt lớp, đối thoại SV-Ban Giám hiệu, ngày hội việc làm. Sau 06 tháng tốt nghiệp, có hơn 85% SV có việc làm việc ở các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,... và có cơ hội học tập, nâng cao trình độ ở các cấp độ đào tạo khác nhau của tất cả các hệ thống đào tạo trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế, việc thẩm định, đánh giá lại CTĐT một cách toàn diện theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và quốc tế là hết sức cần thiết. Vì thế, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức đào tạo và quản lý CTĐT, Khoa TNMT đã đăng ký kiểm định và đánh giá chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn ĐGCL CTĐT của Bộ GD&ĐT cho ngành QLTNMT thuộc Khoa quản lý. Đây là cơ hội tốt để kiểm định, đánh giá lại một cách hệ thống, toàn diện và khách quan toàn bộ CTĐT ngành QLTNMT, để thấy rõ điểm mạnh, điểm tồn tại của CTĐT; từ đó xác định những việc cần làm, nhằm nâng cao chất lượng của CTĐT, tiến tới đào tạo theo hướng chuẩn khu vực, quốc tế.

Sứ mệnh của Khoa TNMT là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao các ngành Tài nguyên và Môi trường trình độ Đại học, sau Đại học như: Quản lý tài nguyên môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường cho tỉnh Kiên Giang nói riêng cũng như là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Khoa có nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức kế hoạch giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên khối ngành Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học, đó là sinh viên tốt nghiệp ra trường với đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, tư duy độc lập, sáng tạo đáp ứng được các yêu cầu xã hội. Ngoài ra Khoa cũng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Tầm nhìn của Khoa đến năm 2030: Khoa TNMT là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực các ngành Tài nguyên và môi trường có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của xã hội cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và trở thành đơn vị nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường có uy tín, ngang tầm với các trường Đại học lớn trong vùng, đồng thời tiếp cận, hòa nhập với các trường Đại học trong khu vực và trên thế giới. Khoa cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với yêu cầu của xã hội.

Tập thể Khoa TNMT luôn quyết tâm và tập trung xây dựng Khoa đạt được các giá trị cốt lõi sau: “Chất lượng – Chuyên nghiệp – Thân thiện”. Trong đó, các mục tiêu cụ thể mà Khoa đặt ra:

  •   Tiếp tục tăng quy mô ngành nghề đào tạo đại học, đủ điều kiện đào tạo sau đại học.
  •   Nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực.
  •   Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng, chuẩn hoá về chất lượng đáp ứng mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành một Khoa mạnh về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Khoa đang tập trung xây dựng cơ chế quản lý theo hướng phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của GV, người lao động và SV. Hoạt động của Khoa đã thể hiện được tính linh hoạt, phối hợp và đồng bộ trong quản lý, điều hành, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Khoa. Với việc duy trì tốc độ tăng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm, Khoa đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện về nhân lực để phục vụ giảng dạy, tăng cường công tác quản lý, cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học. Trong đó, kế hoạch giảng dạy và học tập của Khoa được xây dựng theo đúng quy định, dựa trên cở sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của Khoa. Bên cạnh đó, trong những năm qua, Khoa đã chú trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ và tạo tiền đề đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong những năm tiếp theo.

Địa chỉ liên hệ: Số 320 A - Quốc lộ 61 - TT. Minh Lương, Châu Thành - Kiên Giang

         - Facebook: https://www.facebook.com/khoatainguyenmoitruongkgu

         - Zalo: 035 6624622

2. Chức năng, nhiệm vụ

2.1 Chức năng: Tham mưu và chịu trách nhiệm với Hiệu trưởng về các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên môn của Khoa; các hoạt động khác được hiệu trưởng phân công.

2.2 Nhiệm vụ:

   - Quản lý cán bộ, giảng viên, người lao động khác và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

  - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của trường, bao gồm: Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo; tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Việc phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

  - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của Khoa;

  - Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;

  - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc Khoa;

  - Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, người lao động khác trong Khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định;

   - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

3. Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển

3.1 Sứ mệnh: Đào tạo nhân lực có trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chuyền giao công nghệ và cung cấp dịch vụ chuyên môn trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đáp ứng kịp thời nhu cầu và xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xu thế phát triển quôc tê, hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới.

3.2 Tầm nhìn: Đến năm 2030 định hướng đào tạo thực hành, nghiên cứu ứng dụng trong quản lý, bảo tồn, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường có uy tín trong nước, khu vực và trên thế giới, trong đó có thế mạnh về biển, đảo và du lịch.

3.3 Giá trị cốt lõi: CHÁT LƯỢNG - CHUYÊN NGHIỆP - THÂN THIỆN

3.4 . Mục tiêu chiến lưọc

• Mục tiêu chung: 

Trở thành trung tâm có đầy đủ ngành nghề đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học vê tài nguyên và môi trường có uy tín trong nước; bắt đầu được tuyển sinh đào tạo sau đại học và khẳng định uy tín quôc tế vê nghiên cứu khoa học tài nguyên biển.

• Mục tiêu cụ thể:

- Tiếp tục đa dạng hóa ngành nghề và trình độ đào tạo, tập trung ưu tiên cho nhóm ngành tài nguyên và môi trường biển, đảo và du lịch.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, các chương trình đào tạo tiệm cận chuẩn AUN, có chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo thạc sĩ.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và tiêu chuẩn, trong đó phải có uy tín chuyên môn cao trong nước và hợp tác quốc tế tốt đối với giảng viên đứng đầu ngành.

 

 

 

 

 

 

ankara rus escort
Trbet Canlı Bahis Canlı Bahis Canlı Bahis Canlı Bahis
Kadıköy Escort Ataşehir Escort Anadolu Yakası Escort Kadıköy Escort Ataşehir Escort Anadolu Yakası EscortPendik Escort Maltepe Escort Kurtköy Escort Ankara Escort Eryaman Escort Etimesgut Escort Sincan Escort Çankaya Escort Kızılay Escort Etlik Escort Keçiören Escort
ladesbet giriş
canlı bahis siteleri
canlı casino siteleri
Esenyurt escort
ladesbet